Menu principal :
Cette rubrique est consacrée à la présentation du Vénérable Fondateur de la Renaissance actuelle du zen vietnamien Thiền Tông , et de quelques unes de ses nombreuses oeuvres destinées à ses disciples et aux jeunes générations
Chân dung Hòa Thượng Ân Sư Thượng Thanh Hạ Từ
Tông Chủ Thiền Phái Trúc Lâm ( Bấm lên để xem )
Chân Dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ- Tập 1: CHỚP MẮT ĐÃ TRĂM NĂM
Chân dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ- Tập 2: TÌM RA CHÂN LÝ MỞ LỐI ĐI RIÊNG.
Chân dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ - Tập 3: CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.
Chân dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ - Tập 4: TÌNH THẦY BAO LA.
Chân dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ - Tập 5: TRÚC LÂM TỎA SÁNG.
Chân dung Hòa Thượng Thích Thanh Từ - Tập 6: DI SẢN.
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng thanh bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con. Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.
Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo Cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho Bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:
Non đảnh là nơi thú lắm ai,
Đó cảnh nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!
Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây.
Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”
Từ dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng. Ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển.
Năm 1949-1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật học đường Phật Quang.
Đến năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng.
Một khuya nọ, nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến chỗ Phật chỉ Tôn giả A-nan nhận ra Bản tâm chân thật của chính mình qua Tánh thấy, Tánh nghe, bất giác Hòa thượng xúc động rơi lệ. Phải chăng đây là dấu hiệu cho biết chủng duyên Phật pháp nhiều đời của Người đã bắt đầu nẩy mầm?
Cũng trong năm này chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.
Năm 1953 Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu.
Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông...
Như vậy là ngót mười năm Hòa thượng đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.
Năm 1960-1964, Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo:
Phó vụ trưởng Phật học vụ.
Vụ trưởng Phật học vụ.
Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm.
Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,...
Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng thầm nghĩ với ngần ấy đóng góp cũng phần nào tạm đủ nói lên tấm lòng tri ân và báo ân của mình đối với Thầy Tổ rồi. Hòa thượng liền xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Chí đã quyết, Hòa thượng dằn lòng dứt áo ra đi, âm thầm một mình một bóng lên chốn non thâm.
Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng. Nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình. Đến rằm tháng tư năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi.
Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.
Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20.
" Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.”
Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:
Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ - Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.
Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974.
Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975.
Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979.
Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980.
Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980.
Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987.
Thiền viện Liễu Đức, Long Thành - Đồng Nai.
Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt - Lâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993.
Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.
Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Thiền viện Hương Hải, Long Thành - Đồng Nai.
Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành - Đồng Nai.
Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành - Đồng Nai.
Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.
Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.
Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.
Thiền tự Đạo Viên, Québec, Gia Nã Đại, thành lập năm 2002.
Thiền tự Thường Lạc - Pháp.
Thiền tự Pháp Loa - Úc.
Thiền tự Hiện Quang - Úc.
Thiền tự Hỷ Xả - Úc.
Thiền viện Tiêu Dao - Úc.
Thiền tự Tuệ Căn - Úc.
BIOGRAPHIE
Le Grand Vénérable THÍCH THANH TỪ est l’un des grands maîtres thiền vietnamiens les plus populaires du Vietnam.
Son objectif est d’atteindre l’Eveil et de guider ses semblables dans cette recherche de la vérité ultime par la voie de la Méditation bouddhique. Il apprend à ses disciples à réaliser l’état non-mental de l’esprit pour pouvoir vivre avec la bouddhéité, la nature-de-Bouddha en soi.
Le Maître a dépensé toute son énergie à remettre en lumière les bases théoriques et pratiques de la lignée de méditation vietnamienne Yên Tử qui florissait au XIIIe siècle sous la dynastie des Trần, dont le roi Trần Nhân Tông ou Trúc Lâm Đại Đầu Đà, qui devint le premier patriarche vietnamien.
Les oeuvres du Vénérable Thích Thanh Từ comportent plus d’une cinquantaine de livres composés de grands sūtra classiques commentés à la manière zen, d’anciens śāstra des grands patriarches chinois et vietnamiens, et d’écrits d’enseignement bouddhique.
Ses ouvrages ont été regroupés en l’unique oeuvre THANH TỪ TOÀN TẬP, composée de trente volumes dont la référence bibliographique peut être consultée sur les sites Internet suivants :
www.thientongvietnam.net
www.thuongchieu.net
La classification de l’oeuvre complète se subdivise en six parties :
I. Les sujets d'ordre général :
● Un volume de dix livres écrits.
● Six volumes des recueils de sermons transcrits.
II. Les Sūtra Kinh :
● Un volume de sūtra traduits du chinois composé de grands classiques tels que le Sūtra du Coeur de la Grande Perfection de Sagesse suprême, le Sūtra du Diamant, les Dix Grands Préceptes, le Sūtra de l’Éveil Parfait, Lańkāvatāra-sūtra, Śrīmala- Siṃha-Nada Sūtra,…
● Trois volumes de sūtra commentés : outre des sūtra précités, on y trouve d’autres tels que Vimalakīrti Sūtra, Sūtra du Lotus, Śūramgama Sūtra,…
III. Les Śāstra Luận :
● Deux volumes de Śāstra traduits du chinois dont les connus sont l’Origine de la Méditation, la Méditation fondamentale, les Commentaires sur la Méditation Tối Thượng Thừa, Recueil de Kung An de Falaise bleue-verte,…
● Cinq volumes de Śāstra commentés : outre les Śāstra précités, on en trouve d’autres tels que Inscrire la Foi en l’Esprit, Dix Tableaux d’illustration de dressage du Buffle, Sūtra de l’Estrade sur les Pierres Précieuses de la Loi, La Cravache stimulante de Qui Sơn, Mādhyamika-śāstra, …
IV. L’Histoire : deux volumes traduits comportant l’Histoire de trente-trois Patriarches, Les Maîtres ch’an, …
V. Le Bouddhisme Thiền vietnamien : huit volumes comportant Le bouddhisme thiền vietnamien à la fin du XXe siècle, Les Maîtres thiền vietnamiens, Recueil des enseignements de Tuệ Trung Thượng Sĩ, Commentaires sur les trois Patriarches de Trúc Lâm, Reconnaître sa nature profonde et réaliser la Bouddhéité, …
VI. Statut et Réglement intérieur : un volume dont les réglements intérieurs connus sont ceux des Monastères Trúc Lâm, Thường Chiếu, Chơn Không.
Ces ouvrages rédigés en vietnamien constituent un véritable trésor inestimable pour les pratiquants de la méditation zen. Pour une meilleure diffusion et un partage du Dharma, ils demandent à être traduits en plusieurs langues. Ces traductions contribueront à l’édification de la maison bouddhique internationale.
Le Maître Thích Thanh Từ est le doyen de l’Ecole du Bouddhisme Thiền Vietnamien. Il a consacré toute sa vie à enseigner et à guider moines et moniales, laïcs et laïques dans leur pratique de la méditation thiền. Depuis la fondation de l’Ecole, une quinzaine de monastères ont été construits au Vietnam, l’autre quinzaine à l’étranger, en particulier aux Etats-Unis, au Canada, en Australie et en France. Ces monastères permettent ainsi aux moines et moniales de se consacrer pleinement à la pratique de méditation bouddhique. ( Extrait du livre ESPRIT MANI aux Editions du Jubilé )
Songe
Emprunter ce corps de songe
Se promener dans le monde des songes.
Une fois disparu le songe,
Rire aux éclats du songe.
Noter les paroles dans le songe,
Les adresser aux passagers du songe.
Savoir que c’est un songe,
Se réveiller du songe.
Dans un corps de songe,
Errer dans des paysages oniriques,
Le rêve dissipé,
Rire aux éclats du songe.
Noter les messages en rêve,
Les transmettre aux voyageurs.
Se rendre compte du rêve,
Se réveiller de l’Illusion
traduction tmđ versus ttc du tableau
Lễ khánh tuế Hòa Thượng Ân sư 2014
Bấm lên ảnh để xem tiếp trên trạm TVSùngPhúc
Cliquer sur la photo pour voir la suite sur le site du monastère Sùng Phúc
Ân Thầy khơi lại Thiền Tông 2015
Hoà Thượng Ân Sư 2015
TV Trúc Lâm Tết 2015 Cung nghinh HT Tông Sư
Lễ đặt đá xây chánh điện Thường Chiếu 2017 - HT Thích Thanh Từ chứng minh
Khánh Tuế Hòa Thượng 94_2017
Lễ Khánh Tuế Sư Ông Trúc Lâm ( Hòa Thượng Thích Thanh Từ) năm 2021
Lễ Khánh Tuế 2021
Đại Giới Đàn Tổ Thiện Hoa 2022
Lễ Khánh Tuế Sư Ông Hòa Thượng Ân Sư 2022
Lễ Khánh thọ Bách Tuế Trưởng Lão HT 30/12/2022 / Tổng thuật
Lễ Khánh Tuế 100 năm HT Ân Sư 20230901 ++
En cas de difficultés de téléchargement des fichiers ( pdf ) réactualisez le lien ++ par F5 ou en cliquant sur la flèche circulaire
Nếu gặp khó khăn để tải bài về, để hiện thực hoá hồ sơ xin quý vị bấm trên F5 hay trên mủi tên hình vòng tròn
Hệ Phái Trúc Lâm :
- Giới thiệu Tam Tổ phái Thiền Tông Việt Nam
- Hệ Trúc Lâm Yên Tử HT giải thích / nghe tiếp Cư Trần Lạc Đạo Phú mp3
- HT và TV Trúc Lâm Phượng Hoàng Đà Lạt
Ba vấn đề trọng đại trong đời tu của tôi / Les trois questions essentielles dans ma vie de moine
- Tựa của ba vấn đề trọng đại trong đời tu của tôi / Préface des trois questions essentielles dans ma vie de moine
- Tại sao tôi tu theo đạo phật ? / - Pourquoi suis-je devenu moine bouddhiste ?
- Tại sao tôi tu Thiền ? / - Pourquoi ai-je choisi la pratique de la méditation ?
- Tại sao tôi chủ trương khôi phục phật giáo đời Trần ? / - Pourquoi ai-je choisi de restaurer le Bouddhisme sous la dynastie des Trần ?
Mạch nguồn Phật Pháp : Source originelle du Buddhadharma
- Source originelle du Buddhadharma : avant propos du groupe de traduction Saddharma et Introduction du maître
- Pratique de base de tout bouddhiste / Pháp tu căn bản của phật tử
- Pratiquer le bouddhisme en toute circonstance / Tu trong mọi hoàn cảnh
- Le Lotus dans la tourbe / Hoa Sen trong bùn
Thi Kệ : Poèmes et Koans Thiền ( Zen )
- Mộng : Rêves / Songe / Bài giảng về Mộng HT mp3 / TT Thông Phương mp3 / Ni Sư Như Đức 1 2 3 4 5 mp3
- Thi Kệ ou Poèmes et Koans Zen / Chơn Không Thi Kệ mp3
Tìm Ngọc như Ý : A la recherche du Joyau Mani )
- Bài viết vidéo Tìm Ngọc như Ý 1 và 2 mp3
- Biographie du Vénérable / Hành Trạng hay Tiểu Sử của Hoà Thượng
1994 HT đi thăm Làng Hồng Thầy Nhất Hạnh ở Bordeaux, và Tùng Lâm Linh Sơn Thầy Huyền Vi ở Limoges
HT tường thuật lại chuyến đi chót ở Âu Châu, Canada, Mỹ
Các bài viết của HT trên trạm Hoằng Pháp ++
Chuyến đi Âu Châu của HT 2002 ++
Sự tương quan giữa Kinh Bát Nhã và Thiền Tông 2002 chùa Hoa Nghiêm ở Mỹ
HT đến TV Đạo Viên ở Canada Montréal
Cương lĩnh tu thiền Biết Có Chân Tâm +++
Pháp tu thiền Biết có Chân Tâm +++
Đường lối tu thiền Tông Môn +++
Playlists Danh sách toàn bộ các bài giảng +++
Playlists vidéos các bài giảng của Hòa Thượng +++
Playlists vidéos các bài giảng pháp của HT +++
Sự sai biệt giữa Khoa Học và Phật Học 2002 Vitry sur Seine ++
Tủ sách và các bài viết của HT ++
Kinh sách, Thi kệ của HT trên trạm Thiền Tông Việt Nam +++
Ba con rắn độc 1 2 mp3 vidéo
33 Vị Tổ Ấn Hoa
Bát Nhã Tâm Kinh giảng giải
Bát Nhã trực giải
Bình thường tâm thị đạo
Buổi nói chuyện kỷ niệm TV Trúc Lâm Đà Lạt
Các bài giảng ngắn của Hoà Thượng mp3
Các Kinh Luận Ngữ Lục của Hoà Thượng mp3
Chánh kiến và tà kiến 1 2 vidéo
Cương Lĩnh Pháp Tu Thiền Biết Có Chân Tâm phần 1 phần 2 vidéo
Danh Mục Kinh Sách của HT ( format doc ) ++ site Thường Chiếu
Danh mục toàn bộ những bài viết ngắn của Hoà Thượng Thích Thanh Từ ( format pdf và epub ) ++ site Thiền Viện Trúc Lâm Từ Quang
Danh mục toàn bộ những bài viết của Hoà Thượng Thích Thanh Từ và chư Tôn Đức ( pdf zip ) ++ site Thiền Viện Trúc Lâm Từ Quang
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn
Hoa hay là rác ? / Des fleurs ou des détritus ? nghe mp3
Hướng dẫn ngồi thiền ++
Khám phá Ông Chủ
Khéo tu Khẩu Nghiệp
Kiến Tánh Thành Phật giảng giải / vidéo : phần 1, 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10 , 11 , 12 , 13 , 14 , 15 , 16 , 17 , 18 , 19 , 20 , 21 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 , 30 , 31 , 32 , 33 , 34 , 35 , 36 , 37 , 38 , 39 , 40 , 41 , 42 /
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] mp3
Kinh Đại Bát Niết Bàn
Kinh Kim Cang Giảng Giải 1 2
Kinh Pháp Cú giảng giải mp3
Kinh Pháp Cú ( Đức Hạnh ) ++
Kinh Pháp Cú 01 02 03 04 05 v v xem tiếp tục trên Youtube
Kinh Pháp Hoa giảng giải
Kinh Viên Giác giảng giải
Luận Tối Thượng Thừa
Một số thời pháp Lễ Giỗ Tổ và Tết Nguyên Đán của HT mp3
Nguồn Thiền giảng giải / nguồn thiền giảng giải TT Thông Phương mp3
Nhắc nhở Chư Tăng Ni mùa an cư kiết hạ / Conseils aux moines et moniales durant leur retraite d'été
Những thời tham vấn của Hòa Thượng ++ mp3
https://phatphapungdung.com/tham-van-ht-thich-thanh-tu
https://www.youtube.com/watch?v=bA2vt7cyqp8&list=PLg0vLHHEmNEKN2HQQ_jY-2lccIMP1SOeZ
https://www.youtube.com/watch?v=3oooQ7ZWuhQ
https://www.youtube.com/watch?v=RVFY0b-cZYg&list=PLqt0xnr52sv2MK4jg1Y3njw2_xpSxyDNu
https://www.youtube.com/watch?v=jfQKJvSIoVY
https://www.youtube.com/watch?v=RVFY0b-cZYg
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Nói rõ đường lối tu thiền của TV Trúc Lâm HT Thanh Từ
Pháp Bảo Đàn giảng giải mp3 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
Pháp Hoa Đề Cương
Phương pháp tọa thiền / Pratique de la méditation assise ( vidéo 1 vidéo 2 vidéo 3 )
Playlists +++ các bài giảng vidéos của HT Ân Sư
Sinh tử lộ ( biểu đồ )
Sự sai biệt giữa Phật Học và Khoa Học
Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải
Tất cả các bài giảng của Hoà Thượng mp3
Tham Đồ Hiển Quyết và Thi Tụng - Thiền Sư Đời Lý giảng giải
Tham Thiền Yếu Chỉ
( Hòa Thượng ) Tham Vấn :
Tham vấn 1 : 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
Tham vấn 2 : 001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 011 012 013 014
015 016 017 018 019 020 021 022 023 024 025 026 027 028 029
030 031 032 033 034 035 036 037 038 039 040 041 042 043
044 045 046 047 048 049 050 051 052 053 054 055 056 057 058
059 060 061 062 063 064 065 066 067 068 069 / 070 071 072 073 074 075 076
077 078 079 080 081 082 083 084 085 086 087 088 089 090 091 092 093
Tham vấn 3 : 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
52 53 54 55 56 57
Thánh Đăng Lục giảng giải
Thần Hội Ngữ Lục - Phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
vidéo 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44 45 46 47 48
Thập Mục Ngưu Đồ luận giải
Thi Kệ của HT mp3
Thiền Căn Bản / Thiền Căn Bản Playlist ++
Thiền Đốn Ngộ Playlist ++
Thiền Sư Trung Hoa sách [1] [2] [3] / âm qua youtube tập 1 , tập 2 , tập 3
Thiền Sư Việt Nam âm qua youtube
Thiền Sư Việt Nam = Trần Nhân Tông Sư Tổ môn phái Trúc Lâm ++
Thiền Tông Bản Hạnh giảng giải
Thiền Tông Việt Nam Cuối XX sách ấn tống 1 ấn tống 2 âm qua youtube
Thiếu Thất Lục Môn giảng giải
Tín tâm minh ( Tổ Tăng Xán )
Tín Tâm Minh giảng giải ( HT )
Tọa Thiền Dụng Tâm Ký
Trên Con Đường Thiền Tông
Trọn Một Đời Tôi
Tu là thoát khỏi luân hồi sanh tử
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải
Vào Cổng Thiền, vào Cửa Không, chỉ Ông Chủ
Xuân Miên Viễn
Xuân trong cửa thiền
Bóng Thầy trên non Phụng Hoàng Ni +++
Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất +++
Danh mục pháp âm của HT mp3 trạm Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Quang
Danh sách Vidéos thuyết giảng pháp của HT trên trạm Thiền Viện Diệu Nhân ++
Giáo Sư Franck Ramtson phỏng vấn HT Thích Thanh Từ
Kinh A Hàm Phạm Võng
Mục đích, ý nghiã và hướng dẫn ngồi thiền_HT
Phim Tư Liệu về Hòa thượng Thích Thanh Từ tại TV Trúc Lâm Phụng Hoàng, Đà Lạt | edit video 2018
Phật Giáo Thiền Tông VN_HT Thanh Từ ++ Đọc sách Hoa Vô Ưu
Playlists các bài giảng pháp của Sư Ông ++
XẢ TÂM CHẤP NGÃ
Người tu vui trong đạo, vui với những lời của Phật dạy, mọi bàn luận hơn thua là trò đùa, không có giá trị gì hết. Nhớ như vậy, nghĩ như vậy là chúng ta biết tu. Được thế sự tu mới tiến nhanh, mới được lợi ích. Cho nên xả thân đã là tốt nhưng xả tâm chấp ngã mới là quan trọng. Người khéo tu cần phải biết điều này.
Xả tâm tức là xả bỏ tất cả những vọng tưởng của mình. Tại sao xả bỏ vọng tưởng quan trọng như vậy? Bởi vọng tưởng là cái mê lầm, là những cụm mây đen che mất trí tuệ chân thật của mình. Còn vọng tưởng là còn mê lầm, chừng nào sạch hết vọng tưởng mới được giác ngộ. Chúng ta tu bất cứ pháp môn nào cũng phải dẹp vọng tưởng. Không dẹp vọng tưởng thì không bao giờ thành Phật.
Thí dụ tu Tịnh độ thì niệm Phật tới nhất tâm bất loạn. Nghĩa là niệm đến chỗ chỉ còn một câu niệm Phật thôi, không nghĩ gì khác ngoài câu niệm Phật. Nhất tâm cũng gọi là nhất niệm. Dùng một niệm để dẹp tất cả niệm, tất cả niệm sạch rồi cuối cùng một niệm ấy cũng phải xả luôn cho tới vô niệm. Niệm tới chỗ không còn niệm nào nữa thì mới thấy Phật, mới được vãng sanh.
Người tu thiền cũng vậy, ban đầu vì tâm loạn tưởng quá nhiều, muốn nó dừng nên dùng phương tiện hoặc đếm hơi thở, hoặc quán chiếu một pháp nào như quán Ngũ uẩn giai không v.v… Tới khi tất cả những niệm lăng xăng lặng rồi, tâm thanh tịnh vô niệm, đó là vào định. Tu thiền phải đến chỗ an định trọn vẹn, chừng đó mới chứng được vô sanh.
Trong kinh thường dạy, chúng ta ai ai cũng có tánh Phật. “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Đức Phật biết sống trở về với tánh Phật của Ngài, nên Ngài thành Phật. Chúng ta cũng có tánh Phật nhưng không biết trở về sống với tánh Phật của mình, nên chúng ta làm chúng sanh. Giờ đây muốn trở về tánh Phật của mình phải làm sao? Đây là chỗ tôi nhắc luôn. Chúng ta có tánh Phật nhưng vì quên, không nhận ra nên sống với nghiệp của chúng sanh. Như trong giờ ngồi thiền, mình muốn tâm yên lặng hay lăng xăng? Muốn tâm yên lặng, nhưng có chịu yên lặng đâu. Vừa yên lặng là thấy hơi buồn, liền nghĩ cái này, nghĩ cái kia rồi chạy theo nó mất tiêu.
Tại sao mình thường hay nghĩ như vậy? Bởi vì tánh Phật hằng tri hằng giác nơi con người không có hình bóng, không có tướng mạo nên khó nhận vô cùng. Cái gì có tướng mạo, có hình bóng mình dễ nhận ra. Nhưng nếu nghiệm kỹ, chúng ta thấy khi tâm hồn thanh thản, không nghĩ suy gì hết được đôi ba phút, trong thời gian ấy mình có biết không? Vẫn biết chứ. Mắt thấy tai nghe, vừa có người đi biết có người đi, vừa có tiếng nói biết có tiếng nói. Mũi cũng vậy, mùi thơm mùi hôi đều biết rõ. Như vậy sáu căn hằng tri hằng giác mà chúng ta không nhận ra, đợi có nghĩ suy mới cho rằng biết. Vì cái biết đó không có hình dáng, không động nên mình dễ quên.
Thế nên hàng ngày chúng ta sống với tâm vọng tưởng, chạy theo bóng dáng của sáu trần, cho đó là tâm mình. Thân vô thường sanh diệt cho là thân mình. Lấy thân sanh diệt, tâm vô thường làm mình thì khi nhắm mắt nhất định đi trong luân hồi lục đạo, không nghi ngờ. Bây giờ tu là muốn ra khỏi con đường đó, vậy phải làm sao? Chúng ta thường nói tu để giải thoát sanh tử, giải thoát bằng cách nào? Nếu chúng ta khởi nghĩ lành, tạo nghiệp lành, sanh cõi lành; khởi nghĩ dữ, tạo nghiệp dữ, sanh cõi dữ. Ba ác đạo và ba thiện đạo do tâm niệm lành dữ của mình mà ra. Nếu tâm niệm lành dữ đều không còn thì mình đi đường nào? Không đi đường nào, tức là giải thoát sanh tử rồi. Thiền định chính là không còn niệm thiện ác nào dẫn mình đi trong sanh tử nữa
Trích "Sách HOA VÔ ƯU 2 -