Photos Ảnh - Truc Lam Giai Thoat

Aller au contenu

Menu principal :

Photos Ảnh



Tiểu sử Đức Thamthog Rinpoche


Hoằng Pháp ngày 19 tháng 11 năm 2022 tại Evere Trúc Lâm Giải Thoát


Thamthog Rinpoche thuộc dòng tái sinh Thamthog. Ngài sinh ở miền Đông Tây Tạng vùng Lithang. Khi lên năm tuổi, giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trijang Rinpoche, đã nhận ra Ngài là Thamthog Rinpoche thứ mười ba.
Để nhận ra Ngài, người ta đã đưa cho Ngài nhiều đồ vật và Ngài đã nhanh chóng nhận ra tất cả những món đồ Ngài đã dùng trong đời trước.
Ngài được đưa về tu viện Lithang tỉnh Kham, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba thành lập. Lúc đó toàn bộ bảy ngàn tăng ở tu viện đã tham dự lễ công nhận Thamthog Rinpoche.
Ngài sống ở tu viện cùng các đạo sư và bắt đầu học thuộc kinh điển và văn hoá Tây Tạng cho đến năm tám tuổi. Lúc đó cách mạng văn hoá ở Trung quốc bắt đầu, người Trung Quốc đến Lithang; Rinpoche rời Lithang về Lhasa, thủ đô Tây Tạng, trú xứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngài học triết học ở tu viện Sera Je ở Lhasa. Giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ling Rinpoche đã ban giới Sa Di (tiếng Tạng là Getsul) cho Ngài. Ngài cũng nhận pháp từ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Lhasa. Những pháp đầu tiên là Lam Rim và Kalachakra.
Năm 1959 Rinpoche mười một tuổi và trốn sang Ấn Độ. Cuộc hành trình đi bộ kéo dài bốn tháng; Rinpoche chỉ có quần áo mặc trên người và đã lặn lội dưới trời mưa, tuyết, dưới làn đạn của quân đội Trung Quốc suýt giết chết Ngài nhiều lần. Ngài đã trải qua nhiều sợ hãi và khó khăn gian khổ nhưng đó là một trải nghiệm quan trọng trong cuộc đời Ngài.
Bốn tháng sau, cuối cùng Ngài cũng đến được Ấn Độ.
Từ đó Rinpoche tị nạn ở Ấn Độ như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài rất nghèo, tìm được thức ăn và quần áo rất khó khăn nên suốt ba năm liền Ngài không có giày dép để đi, vì không có tiền để mua. Nhưng một lần nữa, đó là trải nghiệm rất tốt và là bài học rất quan trọng với Ngài.
Nhờ lòng từ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Rinpoche được đi học lại triết học Phật Giáo ở tu viện Sera Je miền Nam Ấn. Ngài đã tu học trong hơn hai mươi năm. Ở tuổi hai mươi Ngài thọ giới Tỳ Kheo (tiếng Tạng là Gelhong).
Ngài còn nhận rất nhiều lễ quán đảnh quan trọng, pháp và luận giải của nhiều dòng truyền thừa khác nhau.
Năm 1982 Rinpoche trở thành tiến sĩ, một trong những bằng cấp cao nhất trong Phật học, sau đó Ngài vào trường đại học Mật để hoàn thiện kiến thức và các nghi lễ Mật giáo.
Rinpoche được mời đến Ý nên Ngài đến Milan, cùng với Geshe Tenzin Gonpo Ngài đã quản lý Viện Ghe Pel Ling ở Milan. Lúc mới đầu chỉ có mười, mười hai đệ tử, hiện nay đã có hơn 3.600 thành viên. Rinpoche đã tổ chức nhiều hoạt động ở Ý và cũng đã thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Milan thuyết pháp năm lần. Rinpoche từng trở lại Lithang cùng hơn 40 đệ tử người Ý. Ngài đã thành lập một trường học và một bệnh viện ở đó, giúp cho người dân địa phương học tập và duy trì văn hoá cũng như chăm lo cho sức khỏe của họ.
Trong suốt thời gian đó Rinpoche đã giúp đỡ, chu cấp cho nhiều tu viện ở Ấn Độ và luôn cống hiến đời mình cho người khác và nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc họ. Ngài cũng đã đến Usa và nhiều nước phương Đông để thuyết pháp, Ngài có nhiều đệ tử ở khắp nơi trên thế giới.
Năm 2010 Đức Đạt Lai Lạt Ma bổ nhiệm Rinpoche làm tu viện trưởng tu viện riêng của Đức Ngài ở Dharamsala, tu viện Namgyal. Tháng tám năm đó Ngài nhậm chức tu viện trưởng và đến nay cuộc đời Ngài được cống hiến hoàn toàn cho việc quản lý tu viện và phụng sự Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài cũng được bổ nhiệm điều hành một trong chín văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Rinpoche đang nỗ lực rất nhiều cho tu viện và phụng sự Đức Đạt Lai Lạt Ma, tận hiến sức lực và thời gian cho hoạt động quan trọng này.

Nguồn: http://kimcuongthua.org/truyen-thua-gelug/tieu-su-duc-thamthog-rinpoche/




Buổi Pháp Đàm của BS Trịnh Đình Hỷ ( Nguyên Phước ) với 2 đề tài ( Chủ Nhật 20190630 ) :
" Tâm lang thang, sự chú ý và Thiền Định "  và  " Tiểu Thừa và Đại Thừa trong Đạo Phật ".

Entretien du Dr Trịnh Đình Hỷ sur 2 sujets ( Dimanche 20190630 ) :  
" Vagabondage mental, Attention et Méditation " et " Theravada et Mahayana dans le Bouddhisme " ( Cliquez sur le lien pour télécharger et écouter )

Vagabondage mental, Attention et Méditation (
vidéo ) :  partie A   /  B    /    C    /     D   


Documents powerpoint :
1.Vagabondage mental
2. Différences entre Petit et Grand véhicule

Documents écrits / Các bài viết :   
. Vagabondage mental, attention et méditation - Trịnh Đình Hỷ
. Tâm lang thang, sự chú ý và thiền định  - Trịnh Đình Hỷ
. L'éveil subit et l'éveil graduel dans le bouddhisme Zen - Trịnh Đình Hỷ
. Đốn ngộ và tiệm ngộ trong Thiền tông - Trịnh Đình Hỷ






Du Hành TQ - Tây Tạng part 1  

Du Hành TQ - Tây Tạng part 2

Du Hành TQ - Tây Tạng part 3  

Du Hành TQ - Tây Tạng part 4

Du Hành TQ - Tây Tạng part 5 Dunhuang
 
Du Hành TQ - Tây Tạng part 6 end

Khoa An Cu tai VT 2019 p1

Khoa An Cu tai VT 2019 - p2

P3 ?

Khoa An Cu tai VT 2019 p4

Khoa An Cu tai VT 2019 phan cuoi p5


Khám phá Chùa Tam Chúc - Ngôi chùa lớn nhất thế giới  

TRÍ ĐỨC NI CHIÊM BÁI TỨ ĐỘNG TÂM - TV TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC TỈNH TIỀN GIANG 03/10/2018
 


Chuyến đi Bhutan Ấn Độ Thầy Thông Phương 04/04/2018  1  /  2   /  3  

Flycam Tứ Động Tâm Thánh tích Ấn Độ tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tỉnh Tiền Giang  

Chùa Bái Đính - Pagode Bái Đính en vue aérienne par drone équipé d'une caméra

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Tổ Đình Thường Chiếu

Theo dấu Chân Phật 01 _ Tvsungphuc.net

Theo dấu Chân Phật 02 _ Tvsungphuc.net

Hành trình Trải Nghiệm Tâm Linh 1/2 - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Hành trình Trải Nghiệm Tâm Linh 2/2 - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử


Đoàn hành hương TỪNG BƯỚC CHÂN AN LẠC - Phần 1

Đoàn hành hương TỪNG BƯỚC CHÂN AN LẠC - Phần 2

 
Phật tử Việt Nam gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma

Theo Dấu Chân Phật - Lời Ngỏ

Theo Dấu Chân Phật Lâm Tỳ Ni LUMBINI

Theo Dấu Chân Phật .SAVATTHI 1

Theo Dấu Chân Phật . THÀNH TỲ XÁ LY VAISHALY

Theo Dấu Chân Phật. CA TỲ LA VỆ KAPILAVATTHU INDIA

Theo Dấu Chân Phật.KAPILAVATTH-NEPAL

Theo Dấu Chân Phật BA LA NẠI VARANASI


Theo Dấu Chân Phật.KUSINAGAR

Theo Dấu Chân Phật .NALANDA


Theo Dấu Chân Phật.KESHERYA


Theo Dấu Chân Phật Lời Kết


Hành Trình Trải Nghiệm Tâm Tinh   1   /    2   





MỘT NGÀY KHÔNG LÀM MỘT NGÀY KHÔNG ĂN
2018-11-29 08:02:24
https://www.youtube.com/watch?v=pg548h6otNE



“Một ngày không làm là một ngày không ăn,
Dắt trâu ra đồng vừa làm vừa chăn,
Theo chân người xưa quản gì gian khó,
Sống chết ta không màng miễn được là Tăng.

Một ngày không làm là một ngày không ăn,
Có đâu chỉ ngồi mới là Thiền Tăng,
Trâu đen rồi đây sẽ là trâu trắng,
Chẳng phí đi kiếp người mới thật là Tăng.”

Thời nhà Đường, chùa chiền của Phật giáo vẫn chưa chú trọng đến các hoat động tôn giáo. Từ khi thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất sáng lập tòng lâm, sau đó thiền sư Bách Trượng kiến lập thanh quy mới có những ngôi thiền lâm quy mô, trở thành chủ thể trọng yếu của Phật giáo Trung Quốc. Nhất là thiền sư Bách Trượng đề xướng sự sinh sống bằng chính sức lao động của mình. Ngài chủ trương Phật giáo không dựa vào sức bên ngoài mà tự canh tác nuôi sống.
Thiền sư Bách Trượng đến tuổi 80, trừ những lúc hướng dẫn tọa thiền, ngài vẫn giữ nguyên tắc:” Một ngày không làm một ngày không ăn”, trồng cây, hái hoa, làm ruộng, khai khẩn, sản xuất… đều đích thân tự làm, chưa từng lười nhác. Chúng đệ tử kính thỉnh Thiền sư, xin ngài ghỉ ngơi để các đệ tử trẻ tuổi làm được rồi. Thiền sư từ chối đáp:” Tôi không có đức để làm khổ mọi người, người sống trên đời, nếu không đích thân lao độnghá chẳng phải đã trở thành phế nhân ư!” Ngài vẫn kiên trì với câu châm ngôn:” Làm Hòa thượng một ngày thì đóng chuông một ngày”.
Sau đó, có một vị đệ tử thấy khó chịu liền mang cây cuốc và giỏ hốt rác mà ngài sử dụng để lao động đem đi giấu, cho rằng sư phụ không tìm được dụng cụ , ngài sẽ nghỉ ngơi. Thiền sư tìm không được dụng cụ , không cách chi làm được việc.Ngày đó, ngài tự nhốt mình trong phòng không chịu ăn cơm. Mặc cho các đệ tử năn nỉ, khẩn cầu hết mọi cách, ngài vẫn kiên trì giữ gìn quy củ mà ngài đã lập ra. Ngài nói với mọi người rằng:” Đã không làm việc thì sao được ăn cơm?”.
“ Một ngày không làm một ngày không ăn”, thiền sư Bách Trượng dùng tinh thần và ý tưởng này để nhắc nhở mọi người, nhất là các đệ tử Phật môn , cần phải siêng năng, tinh tấn, chớ buông lung, chớ tham đắm dục lạc.
Con người sống trên đời, nếu cứ ỷ lại vào sự phụng dưỡng của người khác, làm kẻ tiêu xài , hoang phí không có cái gì để cống hiến cho đời thì thật là uổng phí một đời. Thiền sư dù già yếu nhưng vẫn vui vẻ làm việc, vui vẻ phục vụ, vui vẻ tu hành, giữ vững nguyên tắc mà quy định dùng chính thân tâm của mình để giáo dục thiên hạ và con cháu đời sau. Chúng ta phải chăng cũng nên học tập tinh thần của ngài, sống ở đời, cống hiến cho đời, lập chí ở đời, không uổng phí một giờ một khắc, không lãng phí bất cứ một nhân duyên nào, trân trọng từng phút giây hiện tại, sống một cuộc sống nghiêm túc và chân thật!

-Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -



 
Retourner au contenu | Retourner au menu